Share:

Trong thiết kế nội thất và thi công trước đây, khi chưa có trần nhà thạch cao, vì hạng mục thi công trần thường có phần hạn chế lựa chọn với trần đúc thật hay trần nhà làm bằng ván ép,… Sự phát triển của công nghệ đã khiến việc thiết kế và thi công nhà đẹp đạt bước tiến mới mà một trong những thành tựu này chính là sự ra đời của trần và vách thạch cao. Công trình được nâng cao cả về chất lượng và tính thẩm mỹ.

Thiết kế nội thất căn hộ đẹp với quy trình thi công trần thạch cao chuẩn nhất

Hình ảnh: Thiết kế nội thất căn hộ đẹp với quy trình thi công trần thạch cao chuẩn nhất

Với những ưu điểm vượt trội, trần nhà thạch cao đáp ứng được sự đỏi hỏi, tỉ mỹ cao của những khách hàng dù là khó tính nhất. Việc sử dụng trần thạch cao không những giúp không gian nội thất biệt thự, không gian thiết kế nội thất văn phòng,… sang trọng hơn nó còn có thể ngăn bụi bẩn, ẩm mốc. Cùng với đó là vô số các lợi ích liên quan đến kiểm soát tài chính (đặc biệt là đối với các chủ đầu tư có khả năng tài chính trong mức vừa phải).

Thi công trần và vách thạch cao chuẩn cho mẫu nội thất đẹp và sang

Hình ảnh: Thi công trần và vách thạch cao chuẩn cho mẫu nội thất đẹp và sang

Nhiều ưu điểm là vậy, tuy nhiên việc thi công trần và vách thạc cao thế nào cho đúng lại là vấn đề không đơn giản. Trong bài viết hôm nay của chuyên mục Tư vấn vật liệu trang trí nội thất đăng tải trên website của Công ty thiết kế và thi công nội thất Sơn Hà (SHAC, Sơn Hà Architecture), chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị quy trình chuẩn để thực hiện công việc này. SHAC mời bạn đọc tham khảo và kính chúc quý vị tổng hợp được những thông tin tham khảo hữu ích, thiết thực.

QUY TRÌNH CHUẨN ĐỂ THI CÔNG TRẦN VÀ VÁCH THẠCH CAO CHO NỘI THẤT NHÀ ĐẸP

Tại phần nội dung này, chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn đọc hai hạng mục cơ bản nhất, tóm lược được gần như quy trình chuẩn để thi công trần và vách thạch cao cho nội thất nhà đẹp. Với việc vận dụng linh hoạt các bước trong quy trình, SHAC đã hiện thực hóa thành công nhiều mẫu thiết kế nhà đẹp nói chung và thiết kế biệt thự đẹp nói riêng thuộc các phong cách khác nhau và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại của văn phòng

Hình ảnh: Trần thạch cao được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất hiện đại của văn phòng

1) Xử lý thô trần thạch cao:

  • Bước 1: Cần xác định chính xác độ cao của trần rồi dùng ống nivo hoặc máy laze để lấy số độ cao của tường. Tiếp theo là việc cần đánh dấu các vị trí cần thiết, nên đánh dấu những điểm cần lưu ý ở dưới tấm trần rồi xác định vị trí thanh viền tường bằng cách búng mực.
  • Bước 2: Thanh viền tường cần phải chắc chắn, hãy cố định nó vào vách tường theo độ cao đã tìm hiểu ban đầu. Để chắc chắn thành viền tường bạn bắt vít hoặc đóng đinh cho cố định nhưng với khoảng cách không quá 0,3m.
  • Bước 3: Cần để ý khoảng cách giữa điểm treo tối đa từ 1m-1,2m và khoảng cách từ tường đến điểm đầu tiên là 0,4m. Đối với những trần bê có thể dung khoan trực tiếp lên trần rồi đóng nở 8 hoặc 10 lỗ. Tiếp theo, dùng ty ren 8 hoặc 10 liên kết với các điểm bạn vừa khoan. Cuối cùng là việc cắt ty ren phù hợp với độ cao của trần.
  • Bước 4: Hãy sắp xếp các thanh chính sao cho phù hợp với hướng của ty ren, khoảng cách chuẩn là 1m-1,2m
  • Bước 5: Lắp thanh chính và ty ren đã treo trước đó bằng ốc 8 hoặc 10 để hãn trên và dưới thanh chính. Thanh chính đã ổn định, bạn lắp xương phụ, khoảng cách chuẩn là 0,46m, thanh phụ liên kết với thanh chình bằng các khấc có sắn trên thanh chính và chốt thanh phụ.
  • Bước 6: Sau khi lắp đặt xong cần chỉnh lại các thanh cho khung trần được phẳng. Sau đó kiểm tra lại độ cao của trần bằng laze hoặc ống nivo để thi công đạt hiệu quả.
  • Bước 7: Căn chỉnh khung trần xong có thể lắp tấm lên khung, đặt chiều dài tấm theo chiều vuông góc với thanh phụ kiện liên kết tấm vào khung bằng vít.

2) Hoàn thiện trần thạch cao:

  • Bước 1: Bạn phải ghép các tấm lại với nhau, các mối nối, dán băng keo và ghép cách mép khít lại với nhau một cách tinh tế.
  • Bước 2: Dùng bột chít để xử lí mối mối. Bạn đừng pha bột quá loảng hoặc quá đặc như thế các mối nối sẽ không tinh tế.
  • Bước 3: Bạn hòa bột bả với nước để thi công tấm thạch cao. Bạn phải hòa thật đều và từ từ cho đến khi hỗn hợp không bị đóng cục nhỏ.
  • Bước 4: Bạn dùng hỗn hợp vừa hòa bả vào tấm thạch cao. Hãy làm đi làm lại để đạt chất lượng tốt nhất. Bạn nên cán bả chéo một góc 45 độ so với trần.
  • Bước 5: Sau khi bả đều lên tấm thạch cao bạn hãy chờ khô hẳn rồi dùng giáp 150 hoặc 180 bề mặt trần mịn hơn, không còn những chỗ nhấp nhô khi bả.
  • Bước 6: Sơn lớp sơn maxilite cuối cùng để có trần nhà thạch cao đẹp nhất.

QUY TRÌNH THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO KHUNG NỔI CHO NỘI THẤT NHÀ ĐẸP

Bên cạnh quy trình chung và chuẩn nhất về thi công trần và vách thạch cao cho nội thất biệt thự nhà đẹp thêm sang trọng. Trong phạm vị bài viết chúng tôi cũng đã tổng hợp quy trình thi công trần thạch cao khung nổi và khung chìm để các chủ đầu tư và người thi công có thêm tham khảo cụ thể cho những loại trần và chủ động trong việc chuẩn bị.

Việc thi công trần thạch cao có những tiêu chí nhất định để không gian nội thất đẹp

Hình ảnh: Việc thi công trần thạch cao có những tiêu chí nhất định để không gian nội thất đẹp

Trước hết, chúng tôi xin mời bạn đọc đến với quy trình thi công trần thạch cao khung nổi:

– Bước 1: Xác định độ cao trần Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

– Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường). Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm

– Bước 3 – 4: Phân chia trần

Để đảm cân đối bề rộng của tấm trần và khung bao,trần phải được chia thích hợp khoảng cách tâm điểm của thanh chính và thanh phụ có thể là: 610mm x 610mm 600mm x 600mm; 610mm x 1220mm 600mm x 1200mm

– Bước 5: Móc. Khoảng cách tối đa giữa các điểm là 1200 hoặc 1220mm, khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 405mm.

– Bước 6: Thanh dọc (thanh chính). Thanh dọc được nối với nhau bằng cách gắn lỗ mộng của đầu thanh này với lỗ mộng đầu thanh kia một khoảng cách 610mm hoặc 1220mm.

– Bước 7: Thanh ngang (thanh phụ). Thanh phụ được lắp vào các lỗ mộng trên thanh chính đảm bảo kích thước thiết kế, có 2 loại (610mmvà 1220mm) hoặc (600mm và 1200mm)

– Bước 8: Điều chỉnh. Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng.

– Bước 9: Lắp đặt tấm lên khung. Cần phải sử dụng kẹp giữ các tấm trần loại nhẹ, phải có ít nhất 2 kẹp cho mỗi bên và mỗi góc của tấn trần có 1 kẹp.

– Bước 10: Kẹp tường. Dùng kẹp giữ các tấm trần dọc vào tường

– Bước 11: Xử lý viền trần

+ Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt

+ Đối với mặt tấm trầnùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch ,dùng dao rọc phần giấy còn lại.

QUY TRÌNH THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO KHUNG CHÌM CHO NỘI THẤT NHÀ ĐẸP

Cuối cùng, SHAC mời bạn đọc đến với quy trình thi công trần thạch cao khung chìm tại đây:

– Bước 1: Xác định độ cao trần. Lấy dấu chiều cao trần bằng ống nivô, đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên vách hay cột Thông thường nên vạch dấu cao độ ở mặt dưới tấm trần.

– Bước 2: Khung (cố định thanh viền tường). Tuỳ thuộc loại vách sử dụng khoan hay búa đóng đinh dể cố định thanh viền tường vào tường hay vách. Tuỳ theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được quá 300mm

– Bước 3: Phân chia lưới của thanh chính. Chọn phương của thanh chính phù với hướng bố trí của các điểm treo, khoảng cách giữa các thanh chính theo sơ đồ hướng dẫn trong phối cảnh

– Bước 4: Móc. Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo là 1200mm, khoảng từ vách tới móc đầu tiên là 200mm (nếu đầu thanh không được bát vít liên kết với vách) hoặc 400mm (nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với vách).

– Bước 5: Thanh dọc (thanh chính). Thanh chính được chọn tuỳ thuộc theo loại mẫu trần chìm.

– Bước 6: Thanh ngang (thanh phụ). Được lắp vào các thanh chính bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mọi loại mẫu.

– Bước 7: Điều chỉnh. Sau khi lắp đặt xong cần phải điều chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung cho thật phẳng

– Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung. Liên kết tấm vào khung bằng vít ,phải siết cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm khoảng cách các vít không quá 200mm

– Bước 9: Xử lý mối nối. Các mối nối giữa các tấm trần được sử lý bằng bột trét và băng lưới sợi thuỷ tinh hoặc các loại băng xử lý mối nối. Mối nối sau khi xử lý phải đảm bảo cho mặt bằng trần được phẳng không có gợn. Trác đầu vít bằng bột trét.

– Bước 10: Xử lý viền trần

+ Đối với sườn trần: Dùng cưa hoặc kéo để cắt

+ Đối với mặt tấm trần dùng cưa răng nhuyễn hoặc lưỡi dao bén vạch trên mặt tấm trần rồi bẻ tấm trần ra theo hướng đã vạch, dùng dao rọc phần giấy còn lại.

Trên đây là những thông tin về quy trình thi công trần và vách thạch cao (trong đó cũng đã có quy trình chi tiết áp dụng cho trần thạch cao khung nổi và khung chìm). Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các vấn đề liên quan. SHAC cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Một sản phẩm trần thạch cao được yêu thích sử dụng trong thi công nội thất

Hình ảnh: Một sản phẩm trần thạch cao được yêu thích sử dụng trong thi công nội thất

Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế nội thất đẹp được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Hà Nội, Hải Phòng, thiết kế nội thất căn hộ tại Sài Gòn, Thái Bình, Quảng Ninh, thiết kế nội thất biệt thự tại Quảng Bình, Bình Phước, thi công nội thất trọn gói tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Nghệ An, Lạng Sơn, Hải Dương, Phú Thọ, Sài Gòn, Cao Bằng, Gia Lai, Điện Biên, Thanh Hóa, Đồng Nai, Đắc Nông, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Kiên Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đắc Lắc, thiết kế và thi công nội thất văn phòng tại Hải Phòng, Bình Định, Hòa Bình, Lào Cai, Hà Nội, Trà Vinh, thiết kế nội thất khách sạn tại Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Cà Mau… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu thiết kế nội thất đẹp cùng dịch vụ xây nhà trọn gói chất lượng. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những mẫu nội thất đẹp đẳng cấp.

Để tham khảo những mẫu thiết kế nội thất đẹp mang thương hiệu SHAC, quý vị cũng có thể tham khảo tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Share:

Xu hướng thiết kế 2017

TRA CỨU PHONG THỦY

Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng

PHẦN MỀM DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Phần mềm dự toán công trình và báo giá xây dựng nhà trọn gói, khách hàng có thể tra cứu ngay tại đây:

Bài viết liên quan