Gỗ công nghiệp là vật liệu ngày càng phổ biến trong thiết kế thi công nội thất (nhất là thiết kế nội thất hiện đại hoặc nội thất tân cổ điển). Tuy nhiên, thông tin về loại vật liệu này thì không phải ai cung nắm rõ. Mời bạn đọc cùng Nội thất Sơn Hà tìm hiểu cụ thể về vật liệu này trong bài viết hôm nay của chuyên mục thiết kế nội thất để có lựa chọn và cách ứng dụng phù hợp nhất.
Chúc bạn có được thông tin hữu ích và đầy đủ nhất về các loại gỗ công nghiệp trong thiết kế thi công nội thất!
Mục lục
GỖ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Thực tế đã có trường hợp khi mua và sử dụng các đồ nội thất bằng gỗ, nhiều người hay nhầm lẫn gỗ tự nhiên với các loại gỗ công nghiệp. Do vậy việc hiểu được gỗ công nghiệp là gì sẽ rất quan trọng.
Thực chất đây là loại gỗ được kết hợp từ keo hay các hóa chất với gỗ vụn. Trên thế giới người ta thường gọi gỗ công nghiệp bằng tên tiếng anh Wood – Based Panel. Hầu hết các loại gỗ công nghiệp đều được tạo nên từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tái sinh, ngọn và cành của các cây gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay đều có 2 thành phần chính là cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.
CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT
1, Gỗ dán (Plywood) hay gỗ ván ép
- Gỗ dán Plywood được cấu tạo từ nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày ~1mm rồi ép chồng vuông góc với nhau bằng keo chuyên dụng để dán gỗ.
- Gỗ dán có ưu điểm là không bị nứt, gãy, ít bị mối mọt, nấm mốc và có thể chịu được lực. Với các độ dày phổ biến 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm, 25mm.
- Loại gỗ này thường được dùng để gia công phần thô đồ nội thất gia đình, hay văn phòng, làm lõi cho bề mặt veneer. Loại gỗ dán chịu nước thì thường được gia cố ngoài trời,… Chính vì chất lượng của loại gỗ dán rất tốt nên giá thành của nó cũng sẽ cao hơn các loại khác.
- Nhược điểm của loại gỗ dán này là dễ bị sứt mẻ khi cắt ván dán, cạnh ván. Chính vì vậy, cần xử lý đúng tiêu chuẩn và cẩn thận nếu không loại gỗ này sẽ bị cong vênh, tách thành lớp khi độ ẩm cao.
2, Gỗ MDF
- Gỗ MDF được cấu tạo từ gỗ tự nhiên loại thường, nghiền mềm mịn, trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường theo tiêu chuẩn.
- Gỗ có ưu điểm vượt trội là không bị nứt gãy, ít mối mọt, chống cong vênh, mềm mịn, dễ gia công. Loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh lá hơi lá cây.
- Gỗ có độ dày từ 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
- Gỗ MDF được dùng để gia công các phần thô của đồ nội thất, làm cốt cho phủ MFC, PVC hoặc làm lớp cốt hoàn thiện rất tốt cho nhiều loại vật liệu hoàn thiện bao gồm cả sơn các loại.
- Hiện nay có 4 loại gỗ MDF được phân loại dựa theo chủng loại gỗ làm ra bột gỗ và chất kết dính cũng như các phụ gia là:
– MDF dùng trong nhà.
– MDF chịu nước được dùng ở ngoài trời.
– MDF mặt trơn.
– MDF mặt không trơn.
Có thể bạn quan tâm: Trong thiết kế nội thất và thi công thì gỗ MDF hay MFC tốt hơn?
3, Gỗ HDF
- Cấu tạo của gỗ HDF cũng giống với cấu tạo của gỗ MDF đều được lấy từ các loại gỗ thường nghiền nát rồi trộn với các loại keo thông dụng.
- Gỗ HDF có những ưu điểm vượt trội là khả năng cách âm và cách nhiệt khá tốt nên thường được sử dụng trong phòng học hay phòng ngủ. HDF đa dạng về màu sơn, dễ dàng cho bạn lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ. Gỗ HDF có khả năng chống ẩm cao hơn gỗ MDF. Bề mặt gỗ trơn bóng, có độ bền cao.
- Độ dày của gỗ từ 3mm, 6mm, 9mm, 12mm,15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm.
- Gỗ được sử dụng gia công phần thô đồ nội thất cao cấp, sử dụng làm ván sàn hay tấm ốp cầu thang.
4, Gỗ ván dăm (OKAL)
Gỗ ván dăm đực cấu tạo từ các loại gỗ tự nhiên xay thành dăm, sau đó trộn với keo chuyên dụng và ép dưới nhiệt độ cao. Thành phần cấu tạo của ván dăm gồm khoảng 80% gỗ, 10% keo Urea Formaldehyde (UF), 10% nước và dưới 0,5% thành phần khác.
Gỗ có độ dày thông dụng khoảng 9mm, 12mm, 18mm, 25mm. Gỗ ván dăm không có mùi, ổn định ở dạng tấm, ván có thể tự phân hủy sinh học theo thời gian.
Ưu điểm của loại gỗ này là bám vít tốt, bề mặt ván dăm tương đối phẳng nên dễ dàng ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate lên trên, có độ cứng và độ bền cao.
Giá thành của gỗ ván dăm thấp hơn so với ván MDF.
Tuy nhiên so với các loại gỗ khác thì gỗ ván dăm có sức chịu trọng tải kém hơn, tuổi thọ cũng thấp hơn và trong quá trình cắt gỗ dễ bị sứt mẻ.
5, Gỗ MFC
Gỗ MFC có cấu tạo từ các loại cây gỗ thu hoạch ngắn ngày như keo, bạch đàn,… Gỗ được nghiền nát thành gỗ dăm, kết hợp với các loại keo chuyên dụng rồi ép dưới nhiệt độ cao, rồi cuối cùng được phủ một lớp melamine.
Gỗ MDF có độ dày như sau: 18mm, 25mm (nếu bạn muốn đặt làm kích thước thước cũng được).
Ưu điểm của loại gỗ này là màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú. Bề mặt gỗ có khả năng chống trầy xước, chịu nhiệt tốt. Giá thành cũng hết sức hợp lý. Gỗ được sử dụng để gia công đồ nội thất, nhất là nội thất văn phòng (cụ thể là để làm bàn, vách, tủ kệ trong nội thất).
Nhược điểm duy nhất của loại gỗ này là hạn chế tạo dáng sản phẩm và khi gặp nước sẽ làm phồng gỗ.
6, Gỗ VENEER
Gỗ veneer được cấu tạo từ gỗ tự nhiên được bóc thành lớp mỏng dày từ 0,3 – 1mm, rộng 130-180mm. Sau khi được tạo ra gỗ veneer sẽ được dán lên các loại gỗ công nghiệp khác. Gỗ veneer có độ dày thông dụng nhất là 3mm.
Gỗ veneer với các ưu điểm là bền đẹp, chống cong vênh, mối mọt, có thể phù hợp để dán lên mọi loại gỗ công nghiệp, có thể ghép trang trí vân chéo, vân ngang, vân dọc, đảo vân, có thể chạy chỉ chìm, tùy loại,… mà vẫn giữ được nét đẹp của gỗ.
Giá thành của gỗ veneer cũng rất hợp lý, phù hợp với nhiều gia đình.
Nhược điểm của gỗ veneer là không chịu được nước, dễ bị sứt mẻ khi va đập, di chuyển nhiều sẽ bị hư hỏng, rạn nứt.
7, Gỗ nhựa
Gỗ nhựa được cấu tạo từ bột nhựa PVC với một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ.
Độ dày thông dụng của gỗ nhựa là 5mm, 9mm, 12mm, 18mm.
Ưu điểm của loại gỗ nhựa này là chịu ẩm tốt, mỏng nhẹ, dễ gia công. Có màu sắc, hình dáng đa dạng dễ dàng cho bạn lựa chọn. Có khả năng chịu nắng mưa, chậm phai màu.
Gỗ nhựa được dùng để gia công đồ nội thất, làm cốt phủ các loại Acrylic.
8, Gỗ ván ghép thanh
Gỗ ván ghép thanh được tạo ra từ các thanh gỗ nhỏ, sau đó được ghép lại nhau nhau tạo thành tấm bằng công nghệ. Độ dày của gỗ là 12mm, 18mm.
Gỗ thép thanh mang nhiều đặc điểm ưu việt như không bị mối mọt, chống cong vênh, mẫu mã, màu sắc đa dạng phong phú, bề mặt được xử lý nhẵn nhụi và có độ bền màu tốt, có khả năng chịu va đập và chống xước cao.
Hiện nay gỗ ván thép thanh được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, sản xuất ván sàn và nhiều sản phẩm nội thất khác. Giá thành của loại gỗ này cũng không quá cao.
9, Ván tổ ong
Ván tổ ong được tạo ra từ các loại gỗ nhân tạo và có lõi làm bằng giấy tổ ong. Ván này có độ dày thông dụng là 38mm, 50mm.
Mặc dù ván tổ ong có trọng lượng rất nhẹ, nhưng có độ chịu lực và chống cong vênh tốt hơn so với các loại ván truyền thống. Đây là vật liệu được sử dụng rộng rãi, nhất là trong các lĩnh vực sản xuất đồ nội thất cho gia đình, văn phòng.
CÁCH BẢO QUẢN ĐỒ NỘI THẤT BẰNG GỖ CÔNG NGHIỆP BỀN ĐẸP
Để đồ nội thất gỗ công nghiệp luôn bền đẹp, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn cách bảo quản như sau:
- Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ bề mặt của các đồ làm từ gỗ công nghiệp. Bởi sau một thời gian dài sử dụng, các lớp bụi bẩn sẽ đóng bám sâu vào bề mặt gỗ gây mất thẩm mỹ và khó vệ sinh. Không những vậy nó còn làm tăng độ ẩm khu vực đó, gây mối mọt, hư hại.
- Nên đánh bóng các sản phẩm làm từ gỗ công nghiệp định kỳ từ 3-4 lần/1 năm để đồ dùng luôn được sáng bóng như mới.
- Khi làm vệ sinh thì nên sử dụng các sản phẩm chuyên dùng, tránh để lại vết cáu nước trên bề mặt đồ dùng.
- Không nên thường xuyên di chuyển các đồ gỗ để tránh bị hư hại, hỏng hóc.
Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế thi công nội thất quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Thiết kế nội thất phòng khách hiện đại tại Bắc Kạn, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Tháp, Gia Lai, Hải Dương, Mẫu nhà tắm đơn giản tại Kon Tum, Lai Châu, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Nam, Sơn La, Tây Ninh, Mặt bằng phòng thờ tại Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Yên Bái, Nhà bếp đẹp sang trọng tại Hà Nội, Nhà bếp đẹp đơn giản tại Quy Nhơn,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những trang trí nội thất đẳng cấp, đa dạng về phong cách.
Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Mẫu thiết kế nội thất nhà phố phong cách Châu Âu vương giả tại Hà Nội – NT NOP 0126
- Thiết kế nội thất cổ điển cho biệt thự 3 tầng tại Hải Dương – NT BTP 0031
- Thiết kế nội thất phòng khách hiện đại dễ thi công năm 2018
- Lựa chọn giải pháp thiết kế bếp chung cư nhỏ tiện ích nhất
- Mang may mắn đến với quy tắc sắp đặt phong thủy thiết kế phòng bếp
- Không gian nội thất nhà phố tiện nghi và sang trọng tại Bắc Ninh – NT NOP 0127
- Thiết kế nội thất biệt thự phố kiểu cổ điển đẹp tại Nha Trang – NT BTP 0035
- 15 ý tưởng trang trí phòng khách theo phong cách cổ điển vạn người thích thú
- Tổng hợp các mẫu nội thất phòng bếp chung cư đẹp và tiện ích năm 2019
- Những cách bố trí phòng khách đẹp hài hòa mà ai cũng ưa chuộng
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 2222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
- Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
- Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng