Share:

Để bố trí ngôi nhà hợp phong thủy giúp mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình thì bên cạnh phong thủy nhà bếp, phòng khách, phòng ngủ…thì phong thủy nhà vệ sinh cũng đóng vai trò quan trọng không kém.

Nhà vệ sinh là một hệ thống công trình phụ nhưng rất quan trọng trong mỗi ngôi nhà. Vì thế phong thủy nhà vệ sinh được cho là ảnh hưởng nhiều đến sự nghiệp, tinh thần của gia chủ. Với nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc 3 nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh chuẩn phong thủy. Mời quý vị cùng tham khảo.

3 Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh chuẩn phong thủy

Hình ảnh: 3 Nguyên tắc bố trí nhà vệ sinh chuẩn phong thủy

Mục lục

3 NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ NHÀ VỆ SINH CHUẨN PHONG THỦY KHÔNG NÊN BỎ QUA

1, Nguyên tắc lựa chọn vị trí để bố trí nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh có rất nhiều uế khí vì nó vốn dùng để bài tiết chất thải. Do đó nếu không bố trí cẩn thận, uế khí này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình.

Theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”, phòng vệ sinh nên được đặt ở chỗ xấu để nhìn về hướng tốt. Theo đó, khi xây dựng nhà vệ sinh, nên tránh một số vị trí sau:

  • Trung tâm căn nhà: Dựa vào phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh thuộc hành Thủy, trong khi đó vị trí trung tâm căn nhà lại thuộc hành Thổ, nếu đặt ở trung tâm thì sẽ thành Thổ khắc Thủy, rất không tốt cho sức khỏe và tài vận của gia chủ.

Không chỉ vậy, trung tâm được xem là vị trí đẹp nhất, luồng khí dễ lưu thông nhất. Khi đặt nhà vệ sinh vào đây, mọi uế khí từ nhà vệ sinh sẽ dễ dàng lan ra tất cả các không gian khác, làm ảnh hưởng đến sinh khí căn nhà.

Không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà để tránh khí uế làm ảnh hưởng đến sinh khí

Hình ảnh: Không nên đặt nhà vệ sinh ở trung tâm của ngôi nhà để tránh khí uế làm ảnh hưởng đến sinh khí

  • Dưới gầm cầu thang: Nhà vệ sinh cần được đặt ở nơi khuất mắt nhưng phải thoáng đãng. Với tình hình đất chật người đông như hiện nay, nhiều người thường tận dụng gầm cầu thang để làm nhà vệ sinh nhưng nó sẽ khiến cho uế khí luẩn quẩn trong nhà, căn nhà ám mùi khó chịu không thoát ra được.
  • Cuối hành lang: Bài trí nhà vệ sinh ở cuối hành lang trong phong thủy là đại hung tướng, gây bệnh tật cho người già và trẻ nhỏ trong nhà.
  • Đặt nhà vệ sinh ở cổng, ở cửa hoặc đối diện cửa chính: Trước hết, nó vi phạm vào yếu tố thẩm mỹ vì vừa mở cửa đã nhìn thấy nhà vệ sinh, mặc dù hiện nay rất nhiều nhà chung cư áp dụng cách này để tiết kiệm không gian. Thêm vào đó, đặt nhà vệ sinh ở các vị trí trên, nam giới trong nhà thường mệt mỏi, hay mắc các bệnh về bàng quang, nữ giới thì hay đau bụng kinh, thậm chí xuất huyết tử cung, đẻ non rất nguy hiểm.
  • Đặt gần hoặc đối diện bếp: Bếp là nơi nấu ăn, trong khi đó nhà vệ sinh lại là nơi chứa chất thải, đặt chúng ở gần nhau sẽ khiến cho vi khuẩn từ nhà vệ sinh bay ra, ám vào thức ăn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hơn nữa, bếp thuộc hành Hỏa, sẽ sinh xung khắc ngũ hành khi đặt cạnh Thủy.
  • Nhà vệ sinh ở trên phòng khách hoặc phòng ngủ: Nếu nhà có nhiều tầng, nên để nhà vệ sinh thẳng hàng để tiện cho việc thiết kế kỹ thuật và thoát nước. Để nhà vệ sinh nằm ngay trên phòng khách và phòng ngủ là việc đại kị, tạo ra môi trường ẩm thấp, ảnh hưởng đến chất lượng công trình và người trong nhà dễ mắc bệnh về nội tiết.
Cách bố trí phòng vệ sinh khoa học và phong thủy đem lại mọi sinh hoạt thoải mái nhất cho gia chủ

Hình ảnh: Cách bố trí phòng vệ sinh khoa học và phong thủy đem lại mọi sinh hoạt thoải mái nhất cho gia chủ

Có thể bạn quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Cửa nhà vệ sinh nên làm bằng chất liệu gì là tốt nhất? 

2, Nguyên tắc chọn hướng bố trí nhà vệ sinh

Theo các chuyên gia phong thủy, không nên đặt nhà vệ sinh ở các hướng sau:

  • Đông Nam và Tây Nam: Hướng Đông Nam và Tây Nam đều là hướng tốt, một thiên về tài lộc, một thiên về tình duyên, mà theo phong thủy nhà ở thì nhà vệ sinh phải đặt ở hướng xấu nhìn về hướng tốt nên đặt ở đây là sai phong thủy. Khi người trong nhà tắm rửa hoặc giật nước, mọi sinh khí về tình yêu, tiền bạc sẽ bị cuốn trôi đi hết.
  • Bắc và Đông Bắc: Hướng Đông Bắc được xem là hậu quỷ môn, còn hướng Bắc thì lại là hướng sự nghiệp. Nếu đặt nhà vệ sinh ở đây, nam nữ già trẻ trong nhà dễ bị bệnh khí huyết không thông, bệnh về đường tiêu hóa, bài tiết.
Theo phong thủy nhà vệ sinh nên đặt ở hướng Đông Nam và Tây Bắc

Hình ảnh: Theo phong thủy nhà vệ sinh nên đặt ở hướng Đông Nam và Tây Bắc

Do đó, theo Bát Trạch thì nên bài trí nhà vệ sinh ở hướng Tây Bắc là tốt nhất. Bởi hướng Tây Bắc thuộc hành Kim, trong khi nhà vệ sinh luôn gắn liền với nước là Thủy, Kim sinh Thủy nên hướng này rất phù hợp để bạn đặt nhà vệ sinh.

Xem ngay: Có nên thiết kế phòng vệ sinh khép kín trong phòng ngủ hay không? 

3, Nguyên tắc trang trí nhà vệ sinh

Không gian phòng tắm rộng rãi có thiết kế nội thất cao cấp chuẩn phong thủy

Hình ảnh: Không gian phòng tắm rộng rãi có thiết kế nội thất cao cấp chuẩn phong thủy

  • Trường hợp gộp chung nhà tắm với nhà vệ sinh: Không đặt bồn cầu gần bồn rửa mặt vì sẽ làm cho vi khuẩn tấn công cơ thể, rất không tốt. Để khắc phục, có thể dùng mành hoặc rèm để ngăn cách 2 khu vực này với nhau.
  • Bố trí cửa: Nhà vệ sinh có thể nằm ở góc khuất nhưng phải có cửa thông gió và nhiều ánh sáng để tránh ẩm thấp.
  • Trang trí nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh có độ ẩm cao, không gian nhỏ chỉ nên bố trí những loại cây nhỏ hoặc vừa như cây lưỡi hổ, hoa lan, phất dụ để cân bằng Âm Dương.
  • Màu sắc trang trí nhà vệ sinh: Khi trang trí nhà vệ sinh bạn có thể lựa chọn những màu sắc dịu đem lại cảm giác thư giãn (như màu trắng và xanh thuộc các hành Kim và Mộc). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng các màu sắc quá chói hoặc tương phản cho phòng vệ sinh vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được tôn trọng.

THÔNG SỐ KÍCH THƯỚC NHÀ VỆ SINH CHUẨN NHẤT HIỆN NAY

Trần phòng vệ sinh nên thiết kế cao tối thiểu là 2,2m để đảm bảo sự thông thoáng

Hình ảnh: Trần phòng vệ sinh nên thiết kế cao tối thiểu là 2,2m để đảm bảo sự thông thoáng

  • Kích thước tiêu chuẩn đối với nhà vệ sinh nhỏ sẽ có diện tích khoảng 2.5m2 – 3m2. Với diện tích như vậy bạn có thể thiết kế các vật dụng cơ bản như vòi tắm sen, chậu rửa mặt và bồn cầu.
  • Kích thước nhà vệ sinh vừa sẽ có diện tích trong khoảng 4m2 – 6m2. Với diện tích này bạn có thể bố trí thêm một số đồ nội thất như bồn tiểu nam và tủ đựng nhỏ trong phòng tắm.
  • Kích thước nhà vệ lớn sẽ có diện tích từ 10m2 trở lên. Với diện tích nhà vệ sinh rộng như vậy bạn có thể trang bị đủ các thứ đồ nội thất hiện đại phục vụ cho nhu cầu của gia đình như: Xục, xông hơi, tiểu nam, sấy tay, bồn tắm… Thậm chí bạn có thể trang trí thêm cây xanh, tranh ảnh…
  • Trần phòng vệ sinh cao tối thiểu 2,2m. Cửa nhà vệ sinh có kích thước chiều cao: 1.9m – 2.1m – 2.3m và chiều rộng tương ứng: 0.68m – 0.82m – 1.02m sẽ vừa hợp phong thủy nhà ở lại vừa tiện cho việc di chuyển, đi lại.
  • Độ dốc mặt bằng nhà vệ sinh: Sàn nhà vệ sinh nên có độ dốc để thoát nước tốt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh khi lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc từ khoảng 1.5 – 2cm.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Share:

TRA CỨU PHONG THỦY

Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng

PHẦN MỀM DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Phần mềm dự toán công trình và báo giá xây dựng nhà trọn gói, khách hàng có thể tra cứu ngay tại đây:

Bài viết liên quan