Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế thi công nội thất hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về loại gỗ này để có những cách ứng dụng phù hợp, giúp tối ưu hóa chi phí của mình. Hiểu được điều đó, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn tất cả những thông tin về loại gỗ ép này. Cùng tham khảo ngay nhé.
Mục lục
GỖ MDF LÀ GÌ VÀ ỨNG DỤNG THẾ NÀO TRONG THIẾT KẾ THI CÔNG NỘI THẤT
1, Gỗ MDF là gì?
MDF là tên viết tắt của Medium Density Fiberboard nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Đây là vật liệu có thành phần chính là gỗ tự nhiên được nghiền bằng máy tạo thành những sợi cellulo, sau đó được rửa trôi tạp chất còn sót lại rồi trộn keo và chất kết dính, cuối cùng là nén thành tấm.
Tấm MDF có kích thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4, độ dày đa dạng: 2,3mm, 2,5mm, 3mm, 4mm, 4,5mm, 4,75mm, 5,5mm, 6mm, 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 19mm, 25mm.
2, Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp MDF
Phần nội dung này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi gỗ MDF có tốt không?
*Ưu điểm của ván gỗ công nghiệp MDF:
- Chống co ngót, cong vênh.
- Bề mặt phẳng dễ kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt nên rất đa dạng và phong phú về màu sắc.
- Giá thành ổn định, rẻ hơn gỗ tự nhiên.
- Phù hợp với nhiều phong cách nội thất.
*Nhược điểm của ván gỗ công nghiệp MDF:
- Kém về khả năng chịu nước.
- Không thi công được các chi tiết phức tạp, những chi tiết chạm trổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dẻo dai hạn chế, độ dày có giới hạn.
3, Ứng dụng của gỗ MDF trong thiết kế thi công công trine
Gỗ MDF có ứng dụng khá phong phú, tùy thuộc vào thành phần bột gỗ, các chất phụ gia kết dính người ta chia thành gỗ MDF dùng trong sản phẩm nội thất gia đình (bàn ghế, giường, tủ,…) hay gỗ MDF ngoài trời.
THÔNG TIN CHUNG VỀ GỖ CÔNG NGHIỆP MDF LÕI XANH CHỐNG ẨM
Gỗ MDF gồm 2 loại: Lõi xanh chống ẩm và lõi đỏ chịu hóa chất.
Ván gỗ MDF có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt để tạo ra thành phẩm như: Kết hợp được với hơn 200 mã Melamine, trên 80 mã Laminate, ngoài ra còn có thể kết hợp với veneer (veneer óc chó, veneer sồi, veneer xoan đào,…) bên cạnh đó cũng có thể kết hợp với một số vật liệu bề mặt như Acrylic hoặc sơn bệt trắng.
1, Ưu điểm của gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Bên cạnh những ưu điểm của gỗ MDF đã liệt kê thì lõi xanh còn có khả năng chống ẩm tốt, đặc biệt phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam với độ ẩm không khí cao, tính chất nóng ẩm. Trong điều kiện này gỗ công nghiệp loại thường hay bị ẩm mốc, bị nứt, bung nổ. Còn gỗ MDF lõi xanh với tính năng ưu Việt có thể đáp ứng tốt.
2, Các loại gỗ MDF phổ biến
- MDF dùng trong nhà (nội thất gia đình – nội thất văn phòng)
- MDF chịu nước: dùng cho một số yêu cầu ngoài trời, nơi ẩm ướt.
- MDF mặt trơn : để có thể sơn ngay, không đòi hỏi phải chà nhám nhiều.
- MDF mặt không trơn: dùng để tiếp tục dán ván lạng (veneer) lên hay các mặt trang trí bằng melamine.
3, So sánh gỗ MDF và MFC, HDF
Bên cạnh gỗ công nghiệp MDF thì MFC và HDF cũng là những loại gỗ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất. Dưới này là bảng tổng hợp giúp bạn dễ dàng so sánh 3 loại gỗ công nghiệp này.
Gỗ MFC là loại gỗ đã thành phẩm (cốt gỗ PB được phủ bằng vật liệu phủ bề mặt Melamine) MDF và HDF là cốt gỗ chưa phủ bề mặt: Ta có thể lựa chọn nhiều loại vật liệu phủ bề mặt để phủ lên cốt MDF hoặc HDF như Acrylic, Laminate, veneer, Melamine, sơn bệt.
Về chất lượng và giá thành: MFC thường rẻ nhất và chất lượng thấp hơn MDF, MDF có giá trung bình, HDF thường cao hơn MDF và MFC và có chất lượng tốt hơn.
ỨNG DỤNG CỦA GỖ MDF LÕI XANH CHỐNG ẨM KẾT HỢP VỚI CÁC LOẠI VẬT LIỆU PHỦ BỀ MẶT KHÁC
Hiện nay vật liệu phủ bề mặt cốt gỗ có 5 loại đó là Acrylic, Laminate, veneer, Melamine hay sơn bệt. Cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại.
1, Gỗ MDF phủ Acrylic
Acrylic có tên tiếng anh là High Gloss Acrylic, ở Việt Nam thường được gọi là gỗ công nghiệp Acrylic bóng gương, là một loại sản phẩm được ưa thích trong những không gian phong cách hiện đại, sang trọng.
Bề mặt acrylic nhẵn bóng và độ phẳng mịn cao gấp 2 lần bề mặt phủ sơn, với sự hoàn hảo của bề mặt bóng gương, Acrylic giúp tạo không gian sang trọng, rộng mở và giúp tối đa hóa sử dụng ánh sáng. Bên cạnh đó bề mặt này còn dễ dàng lau chùi, đánh bay vết trầy xước nhẹ một cách nhanh chóng. Đây cũng chính là ưu điểm vượt trội của loại vật liệu này.
Màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng, có trên 100 mã màu từ trơn đến vân gỗ, có những tấm Acrylic dài 2.8m phù hợp cho nội thất với chiều cao vượt khổ như tủ áo kịch trần,….
2, Gỗ MDF phủ Melamine
Melamine được sử dụng làm vật liệu phủ bề mặt trên nhiều loại ván gỗ công nghiệp như phủ trên MDF chống ẩm, phủ trên HDF, ngoài ra Melamine còn được phủ trên ván dăm cốt ván PB để tạo thành MFC.
Tùy thuộc nhu cầu và kinh phí bạn có thể lựa chọn loại phù hợp. Đối với nội thất văn phòng hay nội thất ở trường học, bệnh viện có thể chọn MFC vì loại này có giá rẻ hơn. Nếu làm nội thất gia đình thì nên chọn phủ Melamine trên cốt MDF hoặc HDF sẽ tốt hơn MFC.
Hiện nay Melamine phủ trên mdf có hơn 300 màu từ trơn như trắng, đen, xám,… cho đến các màu vân gỗ như óc chó, sồi, gỗ thích, giẻ gai, xoan đào,… tất cả đều giống gỗ như thật.
3, Gỗ MDF phủ Laminate
Laminate thường được sử dụng làm vật liệu bề mặt dán lên cốt MDF hoặc HDF, ứng dụng trong các sản phẩm nội thất xu hướng hiện đại, với độ bền cao, chống chầy xước tốt, chống va đập, bền màu, độ bền hàng chục năm.
Laminate đa dạng về mẫu mã, màu sắc, có bề mặt vân đá, vân gỗ, thậm chí có bề mặt sần sùi như đá, gỗ tự nhiên.
4, Gỗ MDF phủ Veneer
Veneer hay còn gọi là ván lạng, là một loại ván mỏng được lạng trực tiếp từ gỗ tự nhiên do vậy chúng mang những đặc tính y hệt cây chủ như vân gỗ, màu gỗ,… Có nhiều loại veneer như veneer sồi, veneer xoan đào, hay vneer óc chó,… Tùy thuộc sở thích bạn có thể chọn loại phù hợp.
Cốt MDF phủ veneer thường được ứng dụng rộng rãi trong nội thất như bàn ghế, tủ, vách ốp tường, vách ngăn,… Với đặc điểm chi phí thấp hơn gỗ tự nhiên. Bề mặt phủ veneer có khả năng ngăn ngừa ô xi hóa, dễ lau chùi.
5, Gỗ MDF sơn bệt
MDF sơn bệt là cốt gỗ MDF được sơn trực tiếp bề mặt bằng sơn PU, sau khi sơn lót, trà nhám, sơn màu, với màu sắc đa dạng như trắng, xanh, đỏ, tím, vàng,… bề mặt sơn bệt được sử dụng nhiều trong các công trình nội thất.Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:
- Giải đáp thắc mắc: Cửa nhà vệ sinh nên làm bằng chất liệu gì là tốt nhất?
- Ấn tượng với những mẫu thiết kế phòng ăn hiện đại tại SHAC
- Thi công hoàn thiện tủ bếp chữ U tại Hải Phòng
- Chiêm ngưỡng mẫu nội thất khách sạn cổ điển tiêu chuẩn 3 sao tại Quảng Ninh – NT KS 0037
- Mẫu thiết kế nội thất gara để xe khoa học, ngăn nắp và hiện đại
- Nội thất phòng khách biệt thự hiện đại đẹp mê mẩn
- Mẫu thiết kế phòng ngủ 11m2 kiểu dáng hiện đại được nhiều Khách hàng quan tâm
- Phong cách thiết kế nội thất cafe hiện đại độc đáo tại Hải Phòng – NT BCK 0019
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
- Điện thoại: 0225 2222 555
- Hotline: 0906 222 555
- Email: sonha@shac.vn
- Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
- Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
- Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
- Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng