Share:

Veneer ra đời là giải pháp trang trí nội thất hoàn hảo để tiết kiệm chi phí mà vẫn có sản phẩm nội thất với màu sắc và vân gỗ đẹp tương tự như gỗ tự nhiên. Chúng tôi mời bạn cùng Nội thất Sơn Hà tìm hiểu về loại gỗ này cùng việc ứng dụng thực tế trong thiết kế thi công nội thất.

Mục lục

GỖ VENEER LÀ GÌ VÀ CÓ ƯU NHƯỢC ĐIỂM GÌ?

1, Gỗ Veneer là gì?

Veneer là tên gọi của gỗ tự nhiên sau khi lạng mỏng thành từng tấm với độ dày từ 1rem đến 3ly. Những tấm này được sử dụng để dán lên bề mặt các loại cốt gỗ như MDF, HDF, gỗ nhựa,… để tạo thành phẩm.

Gỗ Veneer là gì và ứng dụng của gỗ veneer trong thiết kế thi công nội thất

Hình ảnh: Gỗ Veneer là gì và ứng dụng của gỗ veneer trong thiết kế thi công nội thất

Bản chất những tấm veneer được lạng mỏng từ gỗ tự nhiên nên vẫn giữ được màu sắc và vân gỗ y hệt cây chủ. Người ta sử dụng veneer để làm nội thất giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại vẻ đẹp và sự sang trọng chẳng kém gỗ tự nhiên.

2, Ưu điểm của Veneer

Veneer có những ưu điểm nổi bật sau khiến vật liệu này rất được yêu thích sử dụng:

  • Giá thành hợp lý
  • Màu sắc và vân gỗ đẹp chẳng khác gì gỗ tự nhiên
  • Chống co ngót, cong vênh
  • Nhược điểm của veneer
  • Chống nước kém
  • Dễ bị sứt nếu di chuyển nhiều

3, Nhược điểm của gỗ Veneer

Đặc điểm của gỗ Veneer là được lạng mỏng từ các thân cây gỗ tự nhiên lớn nên có bề dày vô cùng mong manh bởi vậy khi kết hợp với cốt gỗ công nghiệp dẫn tới khả năng chống chịu nước kém, sản phẩm có thể bị ngấm nước, dễ bị sứt mẻ, rạn nứt khi gặp phải những va đập mạnh. Bởi vậy, việc sử dụng gỗ chỉ áp dụng ở những nơi quanh năm không tiếp xúc với nước, cố định và ít khi phải di chuyển.

Veneer được lạng mỏng từ các thân cây gỗ tự nhiên lớn nên có bề dày mong manh

Hình ảnh: Veneer được lạng mỏng từ các thân cây gỗ tự nhiên lớn nên có bề dày mong manh

Khả năng chịu nhiệt kém và tác động mạnh cũng là một nhược điểm của gỗ Veneer khi được sử dụng trong nội thất, thậm chí còn kém hơn so với vật liệu nhựa là tấm compact HPL. Chính bởi bề mặt gỗ quá mỏng nên đây cũng được coi là một thử thách với nhà sản xuất, khi mọi công đoạn đã được hoàn thành thì rất khó có thể sửa chữa, thiết kế lại thay vì làm một sản phẩm mới.

CÁCH PHÂN LOẠI GỖ VENEER

Hiện nay có rất nhiều loại veneer trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam một số loại veneer được ưa chuộng nhất như óc chó, sồi, xoan đào,…. Trong nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn cách phân loại gỗ veneer.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ veneer với các đặc trưng khác nhau

Hình ảnh: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gỗ veneer với các đặc trưng khác nhau

1, Veneer sồi

  • Veneer sồi là những tấm veneer được lạng mỏng từ gỗ sồi, sau đó phủ lên bề mặt các cốt gỗ công nghiệp, gia thành sản phẩm được tạo thành từ vật liệu này tương đối phù hợp với kinh phí của nhiều gia đình.
  • Từ khâu lạng gỗ đến chế biến được áp dụng công nghệ xử lý cao do vậy có khả năng chống cong vênh, độ bền tốt, phù hợp để làm các đồ nội thất như bàn ghế, tủ…
  • Nhược điểm: Chống nước kém, không nen di chuyển tháo lắp nhiều.

2, Veneer óc chó

  • Được sản xuất từ cây óc chó, độ dày phổ biến là 3ly, dán lên các cốt gỗ như MDF, HDF, … tạo thành gỗ veneer thành phẩm.
  • Ưu điểm của veneer óc chó là chống cong vênh, co ngót, màu sắc và vân gỗ đẹp, sang trọng mà giá thành lại thấp hơn nhiều so với nội thất bằng gỗ óc chó tự nhiên.
  • Nhược điểm: Veneer óc chó có những nhược điểm tương tự những loại veneer khác, do vậy khi sử dụng cần tránh nước, tránh va đập mạnh.

3, Veneer xoan đào

  • Được lạng từ gỗ xoan đào, phổ biến là 3ly, được yêu thích sử dụng làm bàn ghế, tủ bếp…..
  • Ưu điểm: Có vân gỗ xoan đào tự nhiên, độ bền tốt, màu đẹp và sang trọng. Hạn chế cong vênh, co ngót, chi phí hợp túi tiền nhiều gia đình.
  • Nhược điểm: Loại xoan đào cao cấp nhập khẩu có mẫu mã đẹp còn các loại thường thì màu sắc và vân không nổi bật.

ỨNG DỤNG CỦA GỖ VENEER TRONG TRANG TRÍ NỘI THẤT

Veneer được sử dụng phủ lên các cốt gỗ như MDF, HDF,… để tạo ra các sản phẩm nội thất.

1, Veneer MDF (Gỗ MDF phủ Veneer)

  • Veneer MDF là tấm veneer sau khi được lạng ra sẽ dán lên cốt gỗ MDF để tạo ra thành phẩm.
  • MDF là cốt gỗ ván sợi mật độ trung bình, được làm từ gỗ tự nhiên rừng trồng nghiền thành bột và trộn với keo sau đó ép áp suất cao. Cốt gỗ MDF có 2 loại, loại thường lõi vàng và loại chống ẩm lõi xanh.
  • Gỗ MDF phủ veneer có giá thành tốt, phù hợp kinh phí của nhiều gia đình. Có khả năng chống co ngót, cong vênh, cốt gỗ đã được xử lý loại bỏ những tác nhân gây mối mọt.
  • Gỗ MDF phủ veneer phù hợp cho các công trình nội thất theo các phong cách hiện đại, đồ nội thất có kiểu dáng đơn giản, không rườm rà, bề mặt phẳng. Có thể ứng dụng làm nhiều loại đồ nội thất như tủ bếp, tủ áo, tủ kệ trang trí, bàn học, bàn làm việc,…..

2, Gỗ ghép thanh phủ veneer sồi

Gỗ ghép veneer sồi có thành phần cốt gỗ là gỗ ghép thanh (gỗ ghép thanh cũng có nhiều loại gỗ khác nhau) bề mặt được dán bằng tấm veneer lạng từ gỗ sồi. Ngoài gỗ ghép thanh phủ veneer sồi thì còn có gỗ ghép phủ veneer óc chó, xoan đào,…. Cũng là những sản phẩm rất được ưa chuộng.

Gỗ ghép veneer sồi có thành phần cốt gỗ là gỗ ghép thanh

Hình ảnh: Gỗ ghép veneer sồi có thành phần cốt gỗ là gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh được làm từ gỗ tự nhiên được ghép thành tấm theo quy cách chuẩn, loại này thường có giá cao hơn so với loại veneer phủ trên cốt MDF. Ưu điểm của loại gỗ ghép phủ veneer đó là bền, cứng, có khả năng chịu lực kéo, có độ sáng, ổn định, chống vênh, nền gỗ ghép cũng được xử lý chống mối mọt.

3, Cửa gỗ veneer

Cửa gỗ veneer là một trong những sản phẩm làm từ veneer được ưa chuộng với những ưu điểm như giá thành hợp lý mà vẫn mang những nét đẹp của vân gỗ tự nhiên. Để tiết kiệm chi phí so với sử dụng cửa gỗ tự nhiên thì cửa veneer là một gợi ý tốt. Ngoài ra cửa gỗ veneer cũng có nhiều mẫu mã đa dạng.

Cấu tạo cửa gỗ veneer tốt nhất nên sử dụng khung bao ngoài bằng gỗ tự nhiên để đảm bảo nâng đỡ chắc chắn, phần bên trong là cốt gỗ công nghiệp dán veneer.

Với kinh nghiệm và năng lực đã được khẳng định, SHAC tự hào sở hữu bộ sưu tập mẫu thiết kế nội thất quy mô được chủ đầu tư, đối tác và đồng nghiệp trên toàn quốc đánh giá cao. Những công trình “Độc đáo trong thiết kế – Chất lượng trong thi công” mang thương hiệu SHAC ngày càng được phủ sóng rộng rãi trên các tỉnh thành của đất nước hình chữ S như: Bạc Liêu, Bình Thuận, Cà Mau, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Hà Giang, Thiết kế phòng thờ đẹp tại Lạng SơnPhòng khách hiện đại biệt thự tại Lào Cai, Long An, Nghệ An, Kiến trúc phòng ngủ đẹp tại Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Tường phòng khách đẹp tại Tiền Giang, Yên Bái, Thiết kế nội thất phòng khách hiện đại tại Phú Yên, Hồ Chí Minh, Huế,… Quý vị hãy liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu cho mình những mẫu nhà đẹp cùng dịch vụ xây nhà đẳng cấp. SHAC hi vọng sẽ tiếp tục nhận được sự tin tưởng hợp tác và nhiệt thành ủng hộ từ Quý đối tác, Quý khách hàng để trình làng thành công nhiều hơn nữa những trang trí nội thất đẳng cấp, đa dạng về phong cách.

Quý vị cũng có thể xem thêm về bộ sưu tập thiết kế nhà đẹp của SHAC tại đây:

Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG SƠN HÀ (SHAC)
Trụ sở chính: Số 318 – 319 HK3 đường World Bank, Lê Chân, Hải Phòng
  • Điện thoại: 0225 2222 555
  • Hotline: 0906 222 555
  • Email: sonha@shac.vn
Văn phòng đại diện
  • Tại Hà Nội: Số 4/172, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội
  • Tại Quảng Ninh: Số 289 P. Giếng Đáy, TP. Hạ Long, Tỉnh. Quảng Ninh
  • Tại Đà Nẵng: Số 51m đường Nguyễn Chí Thanh, P. Thạch Thang. Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
  • Tại Sài Gòn: Số 45 Đường 17 khu B, An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh
  • Xưởng nội thất: Số 45 Thống Trực, Nam Sơn. Kiến An, TP. Hải Phòng
Share:

TRA CỨU PHONG THỦY

Xem hướng nhà
Năm sinh gia chủ
Hướng nhà
Xem tuổi xây dựng
Năm sinh gia chủ
Năm xây dựng

PHẦN MỀM DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

Phần mềm dự toán công trình và báo giá xây dựng nhà trọn gói, khách hàng có thể tra cứu ngay tại đây:

Bài viết liên quan